Giải đáp thắc mắc cho người trẻ – Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

Bài 80: KINH THÁNH CÓ THẬT LÀ LỜI CHÚA?

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Hỏi: Làm sao chúng ta biết Kinh Thánh là lời của Chúa? Có bằng chứng nào xác minh?

Trả lời:

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn bằng câu chuyện sau.

Có một người vô tín trêu người bạn mình là một tín hữu Công giáo:

Người vô tín: Tôi thấy ông thật ngớ ngẩn. Tin vào những điều tầm phào.

Người Công giáo: Tôi tin tầm phào cái gì?

Người vô tín: Rõ ràng cuốn sách Kinh Thánh gì gì đó là do con người viết, sao các ông cứ khăng khăng là lời Chúa. Làm sao ông biết đó là lời Chúa? Ông chứng minh tôi xem nào?

Người Công giáo: Ông muốn tôi chứng minh như thế nào? Tôi phải làm gì để ông tin? Chẳng lẽ bảo Chúa hiện ra nói với ông đó là lời Chúa à?

Người vô tín: Nếu Chúa hiện ra thì tốt quá. Nhưng Chúa có hiện ra đâu. Tất cả đều do mấy ông rảnh rỗi, thêu dệt, bịa chuyện để chiêu dụ người ta theo tôn giáo của mấy ông thôi.

Người Công giáo: Nếu ông nghĩ như vậy thì tôi cũng chịu thôi. Cũng có thể ông đúng, vì tôi chẳng biết làm sao để chứng minh cho ông theo kiểu của toán học được. Nhưng bỗng dưng ông làm cho tôi suy nghĩ.

Người vô tín: Ông suy nghĩ cái gì?

Người Công giáo: Tôi tự hỏi làm sao ông biết người mà ông gọi là “bố” là bố của ông thật?

Người vô tín: Này, này, ông đừng có vô duyên nhé!

Người Công giáo: Vô duyên gì chứ! Ông chứng minh tôi xem thử coi.

Người vô tín: Trong giấy khai sinh ghi như thế. Mẹ tôi nói như thế. Ông bà tôi nói như thế. Hàng xóm tôi xác nhận điều đó.

Người Công giáo: Trời, ông từng tuổi này rồi mà lại đi tin vào những gì người ta nói à. Biết đâu người ta lừa ông thì sao. Giấy khai sinh ghi sai thì sao. Báo chí vẫn đăng đầy những câu chuyện lừa gạt nhầm lẫn đấy thôi.

Người vô tín: Tôi có thể đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ADN sẽ chứng minh được thôi.

Người Công giáo: Vậy thì ông lại phải tin vào cái máy làm xét nghiệm, rồi tin vào người làm xét nghiệm nữa. Lỡ người làm xét nghiệm làm sai, hoặc ông ta nhầm lẫn với kết quả của ai đó, hoặc ông ta lừa ông thì sao? Biết đâu cái máy xét nghiệm có trục trặc gì đó khi làm xét nghiệm cho ông thì sao?

Người vô tín: Ông định bắt bẻ tôi đấy à? Làm gì có chuyện đó? Tại sao gia đình tôi phải lừa tôi chứ?

Người Công giáo: Tôi chỉ hỏi thôi mà. Còn tại sao người ta lừa ông thì ai mà biết. Nhưng ông cũng không thể chứng minh cho tôi cách chắc chắn rằng người đàn ông mà ông gọi là “bố” kia là bố thật của ông, đúng không?

Người vô tín: Ông không thấy tôi giống bố tôi như đúc à. Ai cũng bảo thế!

Người Công giáo: Thế gian này có thiếu gì người giống người, mà họ có máu mủ gì đâu. Vả lại, ông nói thế thì chẳng lẽ đứa bé sinh ra không giống cha mẹ nó như đúc thì không phải là con của họ à.

Người vô tín: Nhưng tôi khẳng định đó là bố tôi.

Người Công giáo: Này này, ông đừng có vô lý thế. Nói cái gì cũng phải có bằng chứng chứng minh thuyết phục chứ. Khẳng định là khẳng định thế nào.

Người vô tín: Tôi tin như thế, vì từ bé đến lớn, tôi cảm nhận được sự gần gũi của bố với tôi. Tôi thấy giữa tôi với ông có một mối dây gì đó rất thiêng liêng mà tôi không có với bất kỳ người đàn ông nào khác trên đời. Tôi cũng cảm nhận thấy bố tôi yêu thương tôi nhiều hơn bất cứ ai.

Người Công giáo: Vậy tại sao hồi nhỏ bố ông lại không giúp ông kinh doanh mà bắt ông phải một mình tự lập. Ông không thấy có gì đó mâu thuẫn với cái mà ông gọi là tình yêu à?

Người vô tín: Thì lúc đầu tôi không hiểu tại sao bố tôi làm thế, nhưng dần dần, khi lớn lên tôi hiểu hơn. Cũng nhờ mẹ tôi giải thích cho tôi hiểu rõ ngọn ngành, nên tôi mới hiểu ra những gì ẩn giấu trong đầu của bố. Tôi yêu bố nhiều hơn và tôi tin rằng ông ta là bố tôi thật, cộng với những bằng chứng lúc nãy tôi nói mà ông không chịu tin nữa.

Người Công giáo: Vậy rốt cuộc là mình cũng quy về chữ “tin”, đúng không? Tôi hoàn toàn đồng ý với ông. Dĩ nhiên là niềm tin của mình không phải là một niềm tin vớ vẩn, vô căn cứ. Nhưng nó dựa trên những bằng chứng được cho là khá xác thực để mình tin.

Người vô tín: Nhưng nãy giờ ông cứ vặn vẹo tôi chuyện này để làm gì?

Người Công giáo: Thì để trả lời cho cái điều mà ông vặn vẹo tôi đó?

Người vô tín: Tôi vặn vẹo ông bao giờ?

Người Công giáo: Lúc nãy, chẳng phải ông đã nói tôi là “hâm” khi tự dưng nói quyển sách Kinh Thánh là lời Chúa đấy thôi? Tôi chả có bằng chứng gì để chứng minh cho ông, cũng giống như ông chẳng có gì để thuyết phục tôi chuyện người mà ông gọi là “bố” đích thực là bố ông. Nhưng chúng tôi tin, cũng giống như ông tin rằng người đó là bố ông vậy. Và cũng giống như ông, chúng tôi không tin một điều mà chúng tôi không có căn cứ. Giáo hội Công giáo của chúng tôi không tự dưng lấy ngẫu nhiên quyển sách nào đó của ai đó rồi phán “đó là Lời Chúa”, dù người đó có nổi tiếng đến thế nào.

Niềm tin của chúng tôi trước hết đặt ở một con người tên là Giêsu. Qua những gì Người nói và Người làm, và chính Người cũng khẳng định thân phận “từ trời” của mình. Tin vào con người đặc biệt này dẫn chúng tôi đến việc tin những gì Người nói. Khi còn sống, Người đã sử dụng cái mà chúng tôi gọi là Kinh Thánh Cựu Ước như là lời của Thiên Chúa để giảng dạy cho chúng tôi. Sau khi Người về trời, các môn đệ và những người thân tín đã ghi lại những gì Người dạy cho chúng tôi biết. Những tác phẩm này được gọi là Tân Ước.

Thực ra, có rất nhiều tác phẩm về Người được viết ra, nhưng không phải tác phẩm nào cũng được xem là lời Chúa. Phải trải qua một thời gian dài thẩm định, kiểm chứng, cùng với ơn soi sáng mà Thiên Chúa ban cho một số vị Thánh, Giáo hội mới đi đến xác quyết về một số cuốn phản ánh chân thực chân lý đức tin và mặc khải của Thiên Chúa. Từ đó, chúng tôi có trọn vẹn cuốn Kinh Thánh như ngày hôm nay.

Người vô tín: Nhưng nếu Kinh Thánh là lời Chúa, thì tại sao lại có những chỗ khó hiểu, thậm chí không giống và trùng khớp với nhau?

Người Công giáo: Thì cũng giống như chuyện ông không hiểu về những quyết định của bố ông vậy. Có những cái ông phải tìm hiểu kỹ. Đôi khi ông phải nhờ đến sự giải thích của mẹ ông, là người hiểu rõ bố ông nhất thì mới khám phá ra và hiểu đúng ý của bố ông. Ban đầu, ông rất khó chịu khi bố ông có vẻ rất cương quyết với ông, nhưng dần dần, ông hiểu ra ý bố và yêu bố hơn. Chúng tôi cũng vậy. Không phải lúc nào chúng tôi cũng hiểu đủ và hiểu đúng lời Chúa. Bởi vậy, trước khi phán xét và chê bai, chúng tôi phải tìm hiểu kỹ và nhờ những người có hiểu biết giải thích cho chúng tôi. Khi hiểu rồi, chúng tôi càng tin chắc hơn Kinh Thánh là lời Chúa, vì nó đụng chạm đến từng ngõ ngách cuộc đời chúng tôi, giúp chúng tôi vươn lên một cảnh vực mới.

Người vô tín: Nhưng tôi vẫn cảm thấy nó sao sao á?

Người Công giáo: Có một loại kiến thức không đến từ chứng minh của khoa học, nhưng đến từ trực giác của con tim. Không phải tôi, hay một vài người tin rằng Kinh Thánh là lời Chúa, mà cả hơn một tỷ người. Trong số những người tin vào Kinh Thánh cũng có không ít người là những khoa học gia, bác học uyên thâm, chứ không phải là những người ít học, kém hiểu biết. Bởi thế, với tất cả những chứng cứ này, ông bảo tôi có lý không khi tin Kinh Thánh là lời Chúa? Mà thực ra, nếu ông không thể cảm nhận được thì cũng không sao, chỉ cần ông mở lòng ra, bỏ đi thành kiến, thì một ngày nào đó, ông sẽ được cho thấy thôi.

Người vô tín: Thôi, tôi không tầm phào với ông nữa. Tôi phải đi kiếm cơm đây.

Người Công giáo: Ừ, tôi cũng vậy. Chào ông nhé!

Bài cùng chủ đề: Michel Quesnel, Những câu hỏi đầu tiên về Kinh Thánh: Tổng quát

 

(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

WHĐ (20.3.2023)

Đọc thêm:

Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

Bài 77: Không biết không thể phục vụ

Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

Bài 70: Bất khả phân ly

Bài 69: Gia đình khác đạo

Bài 68: Vượt qua lười biếng

Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe và làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay “con vợ”?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời