VÀI NÉT SUY TƯ NGÀY THỨ TƯ LỄ TRO NĂM NAY 2021

Thử hỏi, chúng ta có cần thêm tro hay không? Hình như tro đang ở trước mặt chúng ta trong suốt năm vừa qua. 450,000 người chết. và vẫn còn thêm nữa. tràn ngập phòng cấp cứu, và làm các nhân viên y tế kiệt sức. Các gia đình và bạn bè đau buồn; 10 triệu việc làm bị mất và nhiều doanh nghiệp sụp đổ không kể siết, và còn bao nhiêu điều khác nữa, nhưng, bạn hiểu câu chuyện như thế nào chưa, chúng ta cần phải nhắc đến bao nhiêu thứ nữa trong phụng vụ Thứ Tư lễ Tro. Tham dự trức tiếp hay trực tuyến? “Hãy nhớ, bạn là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro”. Chúng ta được nhắc đến biết bao nhiêu sự mong manh yếu đuối của chúng ta, và còn nhiều hơn thế nữa trong năm vừa qua.

Vậy, tại sao chúng ta phải đi nhà thờ để làm gì? Hay nghe những lời nhắc nhở buồn phiền được truyền trực tuyến để làm gì? Hãy ở nhà, tắt máy vi tính. Chúng ta cần được nghỉ ngơi, tránh những giai điệu than trách bởi “sự nhắc đến bụi tro”. Chúng ta cũng biết là những nhắc nhở đó không sớm biến đi đâu, và chúng ta đã có kinh nghiệm nó sẽ hiện diện bằng nhiều cách trong những tháng sắp đến.

Ngay cả khi không có cơn đại dịch covid, chúng ta không cần phải có thứ tư lễ Tro để nhắc chúng ta là tro bụi. Hãy nhớ bụi tro luôn ở xung quanh chúng ta. Đến cuối cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng sẽ là tro bụi. Nhưng, ngay trước khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, cuộc sống nhắc chúng ta điểm chính là mọi sự sẽ hư mất. Rất nhiều thứ chúng ta đặt tin tưởng, như vào tuối tác, những lúc gặp trắc trở, sự việc rời rac và hao mòn. Tất cả những gì còn mới, sáng chói, và thu hút đều có một thời thôi. Sự chết chạm đến tất cả, ngay cả những kho báu có tính nhân văn cao quý, những người thân yêu qua đời, bệnh tật làm giới hạn chúng ta lại, tuổi tác lấy đi năng lực chúng ta và những cố gắng tốt đẹp để làm việc lành đếu cảm thấy sự mệt mỏi của những tháng năm lâu dài.

Hôm nay trong phụng vụ cha xức tro trên trán chúng ta. Hay do cơn đại dịch covid, cha chỉ rãy tro trên đầu chúng ta để nhắc chúng ta nhớ về những gì của cuộc sống mà thường xuyên chúng ta đã làm. Điều đó đến với chúng ta bằng cách này hay cách khác, xức tro trên trán chúng ta và nói “hãy nhớ bạn là tro bụi”. Thật đáng sợ thật, thử nghĩ lại đã bao nhiêu lần chúng ta quên đi và cố tình tránh xa sự thật này. Phần lớn xã hội chúng ta dựa vào giá trị và bản sắc của chính mình đã đạt được và những gì chúng ta đang sở hữu. Như lời nói hôm nay “Hãy nhớ bạn là tro bụi”

Có một lời cầu nguyện khác mà người xức tro cho chúng ta có thể nói “Hãy ăn năn sám hối và tin vào phúc âm”. Sau khi chúng ta đã được bảo hãy ăn năn sám hối, chúng ta mới được mời gọi tin vào phúc âm. Chúng ta nhớ rằng, chúng ta là những Kitô hữu đã chịu phép rửa tội, được kêu gọi sống trong thế gian một cách đặc biệt. Thế giới chúng ta sống đang dựa vào những giá trị với những tiêu chuẩn khác biệt cho từng hành vi. Những tro này nhắc chúng ta nhớ là lối sống xưa cũ của chúng ta đã chết – đã trờ nên tro bụi. Chúng ta không còn thuộc về những lối sống xưa nữa, thế nên chúng ta hãy ngừng cách sống như chúng ta vẫn thường làm như xưa kia. Chúng ta đã được tái sinh sang một đời sống mới, Nhờ đức tin mới này, cuộc sống chúng ta phải phản ảnh cách sống mới này, và nhờ đó giúp người khác đón nhận tin mừng của phúc âm, mà chúng ta được mời gọi để nghe lần nữa vào hôm nay và để hiến thân chúng ta cho Mùa Chay này. Theo lời thánh Phaolô, đời sống chúng ta là một sự mời gọi kẻ khác cũng “,,,được hòa hiệp với Thiên Chúa” vì chúng ta là “đặc sứ của Chúa Kitô”.

Cha Wlter Brueggeman suy gẫm về câu nói về tro trong sách Sáng Thế 2:7(Thiên Chúa dựng nên con người từ bụi đất, và Ngài thối hơi vào lổ mủi ban sức sống cho con người thành một sinh vật sống). Cha Bureggeman nói là trong ngày thứ tư lễ Tro các bài đọc trong phụng vụ nhắc chúng ta nhớ là con người về cơ bản là một sinh vật bởi bụi đất mà ra. Con người tùy thuộc vào tất cả những thực tại của một “sinh vật bởi đất”. Vì bụi đất không phải là nguồn “kích hoạt”. Sự thật của hoàn cảnh con người là chúng ta phụ thuộc vào hơi thở của Thiên Chúa đã ban. Chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa trong mọi hòan cảnh đời sống của chúng ta. Đây không phải là một lời nguyền, nhưng, đây có ý nghĩa là việc nên làm của loài người. Bởi thế, hôm nay khi chúng ta được nhắc nhớ chúng ta là tro bụi, chúng ta cũng đang nói lời tâm tình của chúng ta đối với Thiên Chúa. Đó là lời mà chúng ta sẽ nói như sau: “Lạy Thiên Chúa, xin hãy nhớ tới nguồn gốc của chúng con là từ Thiên Chúa. Chúng con là tro bụi, nếu chúng con tự làm nó cũng chỉ là tro bụi. Có nhiều vật thể phải vì danh Thiên Chúa mới tồn tại. Xin Thiên Chúa gìn giữ chúng con từng giây phút một trong sự sống của Ngài, và qua cái chết của Con Ngài, Xin Thiên Chúa nhân lành giúp chúng con thoát khỏi những tội lỗi đã vướng phải của chúng con“. Chúng ta là ai? Chúng ta chỉ là những tạo vật được NGÀI nhân từ ban sức sống cho từng thời điểm. Đây không phải là điều nghịch thường, chúng ta phải luôn nhớ đến Thiên Chúa khi bước vào Mùa Chay.

Thật là điều quan trọng trong Mùa Chay là không nên xem đó là mùa riêng của từng cá nhân. Trong quá khứ, sự tách biệt phép rửa tội của người lớn ra khỏi mùa vọng, làm chúng ta quên ý nghĩa của Mùa Chay là Mùa chung cho tất cả cộng đoàn. Điều còn lại của chúng ta là chỉ là những trải nghiệm của riêng từng người, chú trọng đến đời sống thiêng liêng riêng biệt với những việc “ăn năn đền tội và đời sống thiêng liêng” của riêng từng người. Như thường lệ, những bài đọc trích từ Kinh Thánh giúp cho chúng ta, sự cân bằng và giúp chúng ta đi đúng hướng. Trong khi chúng ta không chú trọng đến bài trích sách ngôn sứ Gio-en. Hãy chú ý, hãy kêu gọi đến với nhau “Hãy tụ họp dân chúng, triệu tập các cụ già. Tất cả cộng đoàn đều được mời lại và nhắc nhớ là hãy hết lòng trở vể với Thiên Chúa. Hãy ăn chay, khóc lóc, va thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em”.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

ASH WEDNESDAY –
Joel 2: 12-18; Psalm 51; 2 Corinthians 5: 20-6:2;Matthew 6: 1-6, 16-18

Do we really need more ashes? It seems we have had ashes before us for a year now: 450,000 deaths and still counting; overflowing intensive care units; exhausted medical personnel; grieving families and friends; loss of 10 million jobs and the collapse of untold numbers of small businesses. There is so much more, but you get the point. We have had too many reminders, do we need to hear it again at our Ash Wednesday service, either in person, or watching it live-streamed? – “Remember you are dust and to dust you shall return.” We are surrounded by reminders of our fragility, more so, this past year.

So why go to church, or hear the somber reminder live-streamed into our homes? Stay home, or turn off the computer. We deserve a break from the tone of gloom and doom; from “the dust reminders.” We also know that they are not going away soon and we are due to experience them still-so-many ways these next months.

Even without the pandemic we don’t need Ash Wednesday to remind us that we are dust. Reminders of dust are all around us. Dust is what we return to at the end of our lives. But long before we breathe our last, life reminds us of the corruptibility of everything. So much of what we put our confidence in ages, breaks, comes apart at the seams, wears out. All that is new, shiny and glitzy has a very short life expectancy. Mortality touches even our most noble human treasures: loved ones die, sickness limits us, age saps our energies and our noble efforts to do good feel the strain of the long haul.

This day’s liturgical action puts ashes on our foreheads or, because of the pandemic, sprinkles them on our heads, as a reminder of what life does to us all too frequently. It comes over to us and, in one way or another, rubs ashes on our foreheads, and says, “Remember, you are dust.” It is frightening to think about how often we forget and run away from this reality. So much of our society bases its identity and worth on what we have achieved and what we own. Today says, “Remember, it is dust.”

There is an alternate prayer the one giving us ashes might say: “Repent and believe in the Gospel.” After we are told to repent we are invited to believe in the Gospel. We remember that we are baptized Christians, called to be in the world in a unique way. The world we live in is guided by different standards and norms for behavior. These ashes remind us that our old way of life is dead – turned to dust. We don’t belong to the former ways any longer, so we need to stop living as if we do. We are reborn to a new life. As a result of this faith our lives must reflect this new life and so help others welcome the gospel message we have been called to hear again today and recommit ourselves to this Lent. In Paul’s language, our lives are to be an invitation to others to also, “…be reconciled to God,” for we are “ambassadors for Christ.”

Walter Brueggeman, reflects on the dust statement in Gen 2: 7 (“The Lord God formed the human person of the dust of the ground and breathed into his nostrils the breath of life and man became a living creature.”). He says that the Ash Wednesday liturgical formula reminds us that the human person is fundamentally material in origin, subject to all the realities of an “earth creature.” Since dust is no “self starter,” the reality of the human situation is that we depend on God’s free gift of breath. We are totally dependent on God for each moment of our existence. This is not a curse, but what it means to be human. So, when we are told to remember we are dust today, we are also making a statement about ourselves to God. It is as if we are saying, “Remember our origins, O God. We are dust without you. So much of what we touch turns to dust if not done in your name. Sustain us moment to moment in your life and through the death of your Son, deliver us from our sin.” Who are we humans? We are creatures gifted from moment to moment by our gracious God. That is not a bad thing to remember as we enter another Lent.

It is important during Lent not to privatize the season. In the past, with the separation of adult baptism from the Vigil, we lost a sense of the communal nature of Lent. What we got instead was a highly individualized experience focusing on private spirituality with personal penances and “spiritual development.” As always the scriptural readings give us balance and keep us on track. While we haven’t focused on the Joel reading, notice, the call to the assembly, “Notify the congregation, assemble the elders….” The community is being summoned and reminded to turn back to God, “…rend your hearts not your garments and return to the Lord your God.”

Lm. Jude Siciliano, OP