Video: Tình hình Giáo Hội và đất nước Nam Dương

Nhân Ngày quốc khánh, Đức Hồng Y Nam Dương đã lên án các tệ nạn xã hội

Trong ngày Đất nước Nam Dương mừng Ngày Độc lập lần thứ 75, Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo đã kêu gọi mọi công dân hãy đoàn kết và chống lại tham nhũng, bạo lực và các mối đe dọa môi trường.

(Tin Vatican – Robin Gomes)

Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo của Tổng Giáo phận Jakarta đã kêu gọi mọi công dân Nam Dương hãy hiệp nhất chống tham nhũng, bạo lực và biến đổi khí hậu, trong ngày đất nước kỷ niệm Ngày Độc lập vào ngày 17 tháng 8.

Ngày Độc lập năm nay được tổ chức đơn sơ, vì những hạn chế Y tế và hậu quả của cơn đại dịch Covid-19.

Tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường

Trong một thông điệp được phát đi bằng video, Đức Hồng Y Suharyo nhắc nhở tất cả rằng lý tưởng của quốc gia – thống nhất, chủ quyền, công bằng và thịnh vượng – đòi buộc tất cả mọi thành phần trong xã hội phải hoạt động cho một lợi ích chung.

ĐHY cho hay lý tưởng của đất nước đang bị đe dọa bởi tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường.

Nam Dương không ngừng gặp khó khăn vì các vụ tham nhũng nổi tiếng, tình trạng bất ổn ở Papua, các hoạt động khủng bố bạo lực hoặc các hành động không khoan dung của các phần tử cực đoan tôn giáo. Trong khi đó, việc tàn phá rừng nhiệt đới, ô nhiễm, đốt phá rừng để canh tác và tệ nạn xa thải rác nhựa đang hủy hoại môi trường. Đức Hồng Y than thở rằng những tệ nạn này đang tăng dần lên mỗi năm.

Lợi ích chung

Khi kỷ niệm ‘Ngày Độc lập’, Đức Hồng Y Suharyo phát biểu: “Chúng ta không chỉ mừng và nhớ tới sự độc lập của đất nước, mà còn vun góp và làm sống lại ý thức trách nhiệm của chúng ta là xây dựng và thực hiện lợi ích chung”.

Vị Hồng Y 70 tuổi, nhắc nhở những người Công Giáo rằng, bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19 gây ra, chúng ta cần hoạt động cho công bằng xã hội và vun góp lý tưởng dân tộc trong gia đình, cộng đồng, giáo xứ và các cộng đoàn căn bản.

Hai người Công Giáo nổi tiếng trong nước cũng ủng hộ lời kêu gọi của Hồng Y là:

– Ông Vincentius Hargo Mandirahardjo, Chủ tịch Hiệp hội Trí thức Công Giáo Nam Dương (ISKA), ông nói với thông tấn xã UCA rằng: “Với tư cách là công dân, chúng tôi có trách nhiệm vượt lên trên những thách thức này vì sự tiến bộ của đất nước”.

– Và vị linh mục Dòng Tên Francis Xavier Mudji Sutrisno, giáo sư của phân khoa Triết tại Đại học Driyarkara ở Jakarta, cho biết ba tệ nạn xã hội mà Đức Hồng Y nêu ra, cũng phải là những ưu tiên của chính phủ. Cha ấy nói với thông tấn xã UCA rằng: “Luật pháp phải được thực thi một cách công bằng để khắc phục tình trạng tham nhũng, bạo lực và hủy hoại môi trường. Cha cảnh báo: “Nếu luật pháp bị bỏ qua, thì những tệ nạn sẽ không bao giờ được chấm dứt!”.

Ngài tố cáo tình trạng đất nước hiện nay là do nền chính trị Nam Dương thiếu đạo đức. Cha nói: Dân chủ mà không đảm bảo được pháp lý là nguyên cớ dẫn đến bạo lực, tham nhũng và các hành vi tác hại cho môi trường.

Cha kêu gọi tất cả “hãy chung tay để làm chấm dứt những hủ tục và tính ích kỷ, lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn”.

Nguồn: https://www.vaticannews.va/en/church/news/2020-08/indonesia-independence-suharyo-corruption-violence-environment.html

Tổng thống Nam Dương (Nam Dương) kêu gọi người Công Giáo hãy giúp bảo tồn tính đa dạng cho xã hội Indo

Tổng thống Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Nam Dương ở Jakarta năm ngoái để cập nhật về tình hình địa phương của Giáo hội.

Tổng thống Nam Dương kêu gọi mọi người Công Giáo của quốc gia này hãy giúp bảo tồn sự đa dạng và tình đoàn kết quốc gia. TT Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Nam Dương (KWI) ở Jakarta để cải thiện và phát huy mối quan hệ giữa chính phủ với Giáo hội địa phương và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các tổ chức tôn giáo trong việc bảo tồn và duy trì tính đa dạng trong nước.

TT Widodo, người cầm quyền chính phủ từ năm 2014, được Đức Hồng Y Ignatius Suharyo, Chủ tịch HĐGM ở Jakarta, và Đức Tổng Giám Mục Antonius Subianto Bunjamin của Bandung, Tổng thư ký, và 8 giám mục khác nghênh đón.

Cuộc họp kéo dài hơn một giờ, mỗi giám mục giới thiệu với tổng thống về các sinh hoạt và ảnh hưởng của giáo phận trong cuộc sống xã hội.

TT cũng cho hay “Trong cuộc họp, tôi đã nói về các vấn đề liên quan đến 5 nguyên tắc của các tiểu bang, cũng như sự đa dạng đặc biệt về mặt tôn giáo, sắc tộc, phong tục và truyền thống mà chúng ta cần tiếp tục duy trì”.

TT nói tiếp: “Chúng ta phải duy trì tình huynh đệ, hòa hợp và đoàn kết, “

Đức Hồng Y Suharyo nói với Thông tấn xã UCA rằng chuyến viếng thăm của Tổng thống Widodo đã “xây dựng tình bằng hữu” chứ không có gì liên quan đến cuộc vận động bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào năm 2019.

Cuộc bầu cử toàn quốc Nam Dương vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, và đây là lần đầu tiên tổng thống cũng như các thành viên của Hội đồng Tư vấn Nhân dân sẽ được bầu trong cùng một ngày.

TT Widodo tin tưởng ông sẽ được tái tín nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai tới này.

Đức TGM Suharyo cho hay: “Không có vấn đề cụ thể nào được đề ra do tổng thống trong cuộc họp này.” ” TT chỉ muốn nghe trực tiếp xem người Công Giáo nói lên những vấn đề họ đang phải đối diện.”

Theo ông, đây là chuyến viếng thăm thứ hai của TT Widodo, vì Ông đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục lần đầu lúc ông còn là thống đốc thủ đô Jakarta từ năm 2012 đến năm 2014.

Đức Hồng Y Suharyo cũng tiết lộ rằng TT Widodo ngỏ lời muốn viếng thăm Vatican trong tương lai.

“Nếu điều mà TT chia sẻ được xảy ra, thì những giá trị cao quý mà người dân Nam Dương sống, sẽ được cộng đồng quốc tế công nhận, nếu các vấn đề đa dạng và chủ nghĩa xã hội được hiến pháp thừa nhận”.

Giám mục Leo Laba Ladjar của Jayapura cho biết tổng thống nhấn mạnh tới sự cần thiết phải duy trì tính đa dạng “bởi vì bản sắc tôn giáo đã trở thành một vấn đề lớn đặc biệt trong cuộc vận động bầu cử tổng thống lần này.”

Chủ nghĩa cấp tiến

Nam Dương là một nước có nhiều đảo nhất thế giới, với nhiều các nhóm sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, kể cả cây cỏ thực vật và động vật, Nam Dương cũng là nơi có dân số Hồi giáo đông nhất thế giới. Quốc gia này từ lâu đã là tấm gương về một xã hội hòa bình, khoan dung và đoàn kết giữa nhiều sắc dân nhờ vào đạo luật Pancasila.

Đại đa số người Hồi giáo tại Nam Dương đều là những người Hồi giáo dung hòa chân chính, nhưng hình ảnh về một quốc gia khoan dung đã bị suy yếu bởi chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo và không khoan dung trong vài năm qua, đang đe dọa sự toàn hảo giữa một thực tại đa dạng của nó.

Trong bài phát biểu của mình trước quốc dân nhân dịp Ngày quốc khánh Nam Dương ngày 17 tháng 8, TT Widodo đã thúc giục mọi người hãy gìn giữ tinh thần khoan dung. Cha ông chúng ta đã đấu tranh giành độc lập, họ đã chiến thắng vì họ biết loại trừ những khác biệt về chính trị, dân tộc, tôn giáo hay phân biệt giai cấp trong dân chúng.

(Nguồn: UCA)