Vatican News
Nghị định 147 được Tổng thống Jalal Talabani ký vào ngày 10/7/2013 có thể so sánh với một dạng “công nhận thể chế” đối với chức vụ Thượng phụ; sắc lệnh phê chuẩn việc bổ nhiệm Đức Hồng Y làm người đứng đầu Giáo hội Canđê “ở Iraq và trên thế giới”, cũng như “chịu trách nhiệm về tài sản của Giáo hội”.
Việc Tổng thống Iraq Abdul Latif Rashid, vào ngày 3/7/2023, đã thu hồi sắc lệnh công nhận Đức Hồng y là Thượng phụ và lãnh đạo của Giáo hội Canđê và do đó chịu trách nhiệm về tài sản của Giáo hội đã đẩy Đức Hồng y Sako rời Tòa Thượng phụ tại Baghdad vào tháng 7 năm ngoái. Tình tiết này là một phần của một loạt các cuộc tấn công cá nhân, vu khống và tố cáo chống lại vị đứng đầu của Giáo hội Iraq, đặc biệt là do lực lượng dân quân ủng hộ người Shiite thực hiện.
Trong cuộc điện đàm với báo Avvenire của Hội đồng Giám mục Ý, Đức Hồng y Sako cho biết ngài đã nhận được thư của Thủ tướng Mohammad al-Sudani mời ngài đến gặp riêng. Ngài đã đến Baghdad và ngay lập tức được hai quan chức chính phủ tiếp đón, và cùng với hai giám mục khác, ngài đã được thủ tướng Iraq tiếp đón. Đức Hồng y Sako đã giải thích với Thủ tướng Iraq về lý do ngài rời Baghdad và theo ngài, Thủ tướng dường như biết rõ sự việc.
Các tín hữu Iraq rất vui mừng trước tin Đức Hồng y Sako trở về thủ đô. Trên các trang mạng xã hội của Tòa Thượng phụ xuất hiện những bình luận như: “Ngài là biểu tượng của Giáo hội của chúng ta”; “Tạ ơn Chúa, ngài đã trở lại bình an và an toàn trong ngai tòa của ngài”; “Một sự trở lại củng cố tinh thần gắn bó và hiệp nhất”; “Chúng con cảm ơn ngài vì những lập trưởng của ngài và những nỗ lực ngài thực hiện cho Giáo hội và các tín hữu”… (Avvenire 11/04/2024)